Google Meet được sử dụng bởi rất nhiều người dùng trên thế giới, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ, các giảng viên, sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng hay các cá nhân muốn sử dụng tùy vào mục đích công việc khác nhau. Và việc Google cho phép người dùng có thể ghi âm, ghi hình lại cuộc họp đó là vô cùng cần thiết và hữu dụng. Nó giúp cho người dùng có thể xem lại nội dung cuộc họp đó trong trường hợp họ không thể tham gia, hay giúp các học sinh, sinh viên có thể xem lại bài giảng của giáo viên để tăng hiệu quả học tập. Làm theo mẹo này để tìm hiểu cách ghi lại các cuộc họp chỉ với một vài cú nhấp chuột. Và điều quan trọng là bạn cần phải được sự đồng ý của những người tham gia cuộc họp trước khi bắt đầu ghi âm.
Lợi ích của việc sử dụng ứng dụng Google Meet:
- Google Meet là giải pháp tuyệt vời trong bối cảnh mọi người không thể gặp và làm việc trực tiếp với nhau.
- Giúp cho chúng ta có thể trao đổi, trò chuyện, chia sẻ thông tin cần thiết đúng tiến độ.
- Google Meet nhiều tính năng mới, hấp dẫn và dễ dàng sử dụng với người dùng.
Tính năng này dành cho những cá nhân sử dụng các phiên bản Google Workspace như:
- Essentials
- Business Standard
- Business Plus
- Enterprise Starter
- Enterprise Essentials
- Enterprise Standard
- Enterprise Plus
- Education Plus (Dành cho người dùng có giấy phép “nhân viên” và “học viên”)
- Teaching and Learning Upgrade (Dành cho người dùng có giấy phép “Teaching and Learning Upgrade”)
- Người đăng ký Workspace Individual
- Người đăng ký gói Google One có bộ nhớ từ 2 TB trở lên
Quản trị viên Google Workspace có thể giúp bạn tìm ra phiên bản bạn đang sử dụng và bật tính năng ghi lại cho tài khoản của bạn. Nếu đang sử dụng phiên bản Google Meet miễn phí thông qua tài khoản Google cá nhân (@gmail.com), thì bạn sẽ không thể sử dụng tính năng này.
Bạn có thể ghi lại cuộc họp nếu:
- Bạn là người tổ chức cuộc họp.
- Bạn không thuộc tổ chức của người tổ chức và được mời làm người đồng tổ chức.
- Bạn thuộc tổ chức của người tổ chức và chế độ Quyền quản lý của người tổ chức đã tắt.
- Bạn là giáo viên hoặc người cùng dạy trong những cuộc họp tạo thông qua Google Lớp học
Tài khoản Google Workspace for Education:
- Tài khoản Education Fundamentals hoặc Education Standard: Giáo viên/nhân viên hoặc học viên có thể ghi lại cuộc họp mà họ tổ chức.
- Tài khoản Teaching and Learning Upgrade: Bất kỳ ai thuộc cùng một tổ chức với người tổ chức cuộc họp đều có thể ghi lại cuộc họp.
- Education Plus: Giáo viên/nhân viên hoặc học viên có thể ghi lại các cuộc họp mà họ tổ chức và các cuộc họp do người thuộc tổ chức của họ tổ chức.
Mẹo: Bạn không thể ghi lại cuộc họp nếu bạn chỉ tham gia để trình bày. Bạn nên tham gia cuộc họp video trước, bắt đầu bản trình bày của mình rồi bắt đầu ghi.
Nội dung nào được ghi lại trong cuộc gọi Google Meet?
- Tiếng của người đang nói và mọi nội dung trình bày
- Mọi thứ được chia sẻ trên màn hình, chẳng hạn như tab Chrome, Google Tài liệu, Trang trình bày, v.v.
- Các cuộc trò chuyện trong thời gian phát video
- Phụ đề sẽ không được ghi và không xuất hiện trên bản ghi.
Cách ghi âm cuộc gọi Google Meet
- Tham gia cuộc họp trong Google Meet và nhấp vào nút “Hoạt động”.
- Từ bảng Hoạt động , chọn Ghi.
Nếu bạn không tìm thấy mục “Ghi” thì tính năng này không có trên phiên bản Google Workspace của bạn hoặc bạn cần yêu cầu quản trị viên bật tính năng ghi cho tài khoản của mình.
- Nhấp vào “Bắt đầu ghi âm”. Một thông báo có thể xuất hiện – hãy đọc kỹ và nhấp vào Bắt đầu. Quá trình ghi có thể mất vài phút để bắt đầu. Mọi người trong cuộc gọi sẽ được thông báo khi quá trình ghi bắt đầu hoặc dừng.
Để dừng ghi âm, hãy nhấp vào Hoạt động > Ghi âm > Dừng ghi âm. Quá trình ghi sẽ tự động dừng nếu mọi người rời khỏi cuộc họp.
Bản ghi Google Meet được lưu ở đâu?
Bản ghi được tự động lưu vào thư mục Drive của tôi > Bản ghi Meet của người tổ chức cuộc họp. Trong một số trường hợp, nếu người tổ chức thay đổi hoặc nếu cuộc họp diễn ra ngoài thời gian trên Lịch đã lên lịch, thì liên kết bản ghi sẽ được gửi tới người tạo sự kiện ban đầu.
Hi vọng qua bài viết này bạn đã tìm được cách thức xử lý các vấn đề liên quan đến các sản phẩm của Google. Theo dõi Hỗ trợ Google để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác.